Năm 2019, Apple dọa sẽ "đá" Facebook khỏi App Store sau một vụ bê bối liên quan đến nạn buôn người.
Đội điều tra của Facebook từng mất một năm trời để theo dõi những kẻ buôn người hoạt động trên mạng xã hội. Chúng sử dụng Facebook, Instagram, âm thầm chạy quảng cáo dịch vụ cho thuê người giúp việc kèm theo ảnh và thông tin của nạn nhân trên nền tảng.
Vào thời điểm đó, BBC cũng bí mật tiến hành điều tra về hoạt động buôn người diễn ra ở Trung Đông thông qua Facebook. Dù đã gỡ xuống một số trang vi phạm điều khoản, Facebook lại không hề cải thiện hệ thống để ngăn chặn nạn buôn người, đến nỗi Apple dọa sẽ xóa ứng dụng Facebook khỏi App Store nếu công ty không có biện pháp triệt để hơn nhằm giải quyết vấn đề.
Theo Wall Street Journal, Facebook không được lợi gì khi xây dựng hệ thống ngăn chặn tệ nạn, thay vào đó, công ty mạng xã hội Mỹ muốn dành thời gian để giữ chân người dùng, giúp đỡ các đối tác kinh doanh và xoa dịu những căng thẳng với chính quyền
Theo lời Brian Boland - cựu phó chủ tịch Facebook có nhiệm vụ giám sát quan hệ đối với các đối tác của Facebook ở châu Phi, châu Á, công ty chỉ xem tình trạng bóc lột, lạm dụng ở những nước đang phát triển là "cái giá phải trả cho việc kinh doanh". Dù chuyển sang các nước nghèo để tăng trưởng lượng người dùng, Facebook vẫn tập trung vào các thị trường giàu có, tiềm năng hơn cả.
Gần đây, hệ thống AI (trí tuệ nhân tạo) kiểm duyệt nội dung của Facebook bị tố là không đủ thông minh để hiểu hết những ngôn ngữ xuất hiện trên nền tảng, tạo ra điểm mù trong việc truy quét nội dung độc hại. Năm 2020, nhân viên và đối tác của Facebook dành hơn 3,2 triệu giờ để thanh lọc nền tảng, xóa những nội dung gây hiểu lầm. Nhưng họ chỉ dành 13% thời gian kể trên để kiểm tra những bài viết vi phạm nội quy ở nước ngoài.
Nguồn : coppy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét